Lưu Bút | Bão Lỗi
Home Thể loại Tags Tìm
• Ngày đăng: 30/05/2014
• Bình chọn: /
• Lượt xem: | [E] [Xóa]
Ngọn Lửa Báo Thù
_________________

uốn vồng, những con khỉ trông
buồng cười một cách dị dạng.
Tcharnotski lấy từ các sơ đồ ra cả
một bộ sưu tập như thế, ông tô màu
sặc sỡ rồi đưa chúng vào một cuốn
album độc đáo, với dòng chữ ghi
ngoài bìa “Album các sinh vật lửa”.
Phần hai bộ sưu tập của ông là
những “trích đoạn và phác thảo” -
trong đấy có nhiều hình kỳ hoặc
không rõ ràng và chưa hoàn chỉnh,
chỉ có thể phỏng đoán lờ mờ. Đấy là
những phác hoạ về các cái đầu,
những mẫu thân thể, những khúc tứ
chi của loài vật, những cái chân chẻ
ngón lông lá. Và lác đác đây đó là
những bức hình học, những vết mực
nhoè...
Cuốn album của Tcharnotski
khiến ta nhớ đến một bộ sưu tập
hình ngộ nghĩnh hoặc sáng tác của
một hoạ sĩ có óc tưởng tượng mãnh
liệt; thích thú với sự quái gở, ông ta
đã đưa lên mặt giấy cả một rừng thú
vật - những quái thú chỉ tồn tại bên
ngoài nhận thức của con người. Nếu
ai không hiểu rõ vấn đề lắm có thể
sẽ nghĩ rằng mình đang xem một
loại tranh kỳ cục vẽ bằng màu đỏ
của một hoạ sĩ thiên tài ghi lại
những giấc mơ huyễn hoặc. Nhưng
nhìn các bức tranh tưởng tượng ấy,
người ta cảm thấy rùng mình...
Sau nhiều năm nghiên cứu, con
người đặc biệt ấy phát hiện ra thêm
một quy luật nhờ vào việc quan sát
riêng đã gợi ý: các vụ hoả hoạn
thường xảy ra vào thứ năm. Các con
số thống kê cho thấy, con quỷ nguy
hiểm ấy thường thức giấc đúng vào
ngày đó trong tuần.
Và điều này hoàn toàn không
phải ngẫu nhiên. Tcharnotski đã tìm
ra một giải thích ít nhiều phù hợp.
Theo ông, đó là tại bản chất của
ngày thứ năm, nó phản ánh ngay
trong tên gọi của nó. Bởi từ xa xưa,
ngày đó vẫn được coi là ngày của
thần Zeus sấm sét, vì thế đã nảy
sinh tên gọi ngày ấy ở nhiều thứ
tiếng. Không phải tự nhiên mà người
Đức gọi thứ năm là ngày sấm sét.
Sau khi đi đến hai kết luận cực
kỳ quan trọng ấy, Tcharnotski tiếp
tục theo con đường suy lý. Vốn yêu
thích triết học và những khái quát
siêu hình, trong những giờ nhàn tản
ông đã đọc các tác giả thần bí thời
kỳ đầu của đạo Cơ đốc và nghiên
cứu kỹ những luận văn thời trung cổ
mà ông quan tâm.
Sau nhiều năm nghiên cứu các
vụ hoả hoạn và những hiện tượng
kèm theo, ông nghiêng về ý nghĩ cho
rằng ắt hẳn có những tạo vật mà
ngày nay chúng ta vẫn chưa biết,
một thứ gì đó giống như khâu trung
gian giữa con người và loài vật, và
chúng hiện ra trong bất kỳ tai hoạ
tàn phá nào.
Dẫn chứng cho thuyết của mình,
Tcharnotski nêu ra các tín ngưỡng
của nông dân và các truyền thuyết
cổ xưa ma quái, nàng tiên cá, quỷ
lùn, thần lửa và các thiên tinh. Ngày
nay, ông đã không một chút nghi
ngờ gì về sự tồn tại của sinh vật lửa.
Ông cảm thấy chúng hiện diện trong
mỗi đám cháy nên ông cố gắng dẹp
tan thói quậy phá của chúng. Dần
dần, đối với ông, cái thế giới bí ẩn
mà mắt thường không nhìn thấy ấy
đã trở thành thế giới rất thực như
thế giới của ông, tức là thế giới con
người. Vậy là, đã nổ ra một cuộc đấu
tranh kiên trì và không khoan
nhượng mà ông nhận thức rất rõ.
Nếu trước kia Tcharnotski đấu tranh
với lửa như với một hiện tượng khó
chế ngự được, thì giờ đây, ông càng
hiểu ra bản chất thật của nó, dần
dần ông có thái độ khác đối với nó.
Năm này qua năm khác, trong cái
sức mạnh huỷ diệt phi lý là đám lửa,
ông nhận ra một con thú dữ thích
tàn phá mà ông phải tiêu diệt. Rồi
sau đó, qua một số dấu hiệu, ông
thấy chúng đã nắm bắt được sự thay
đổi chiến thuật của ông. Và thế là
cuộc chiến hoàn toàn có tính cá
nhân.
Phải nói rằng Antoni Tcharnotski,
giám đốc sở cứu hoả ở Rakshava,
đúng là người sinh ra cho một cuộc
chiến như thế, có lẽ hơn bất kỳ ai
khác trên trái đất này.
Trời đã phú cho ông một năng
lực đặc biệt, mà dường như đã phân
công cho ông vai trò người chế ngự
lửa. Cơ thể ông tuyệt đối vô cảm
trước lửa; ở giữa ngọn lửa ngùn
ngụt, giữa đám cháy hoành hành dữ
dội, ông hành động rất an toàn,
không bị một vết bỏng nào.
Mặc dù chức vụ giám đốc không
yêu cầu ông phải trực tiếp tham gia
dập lửa, nhưng ông không tiếc thân
mình, luôn là người đầu tiên lao vào
☆Tags: Ngọn, Lửa, Báo, Thù, ngon, lua, bao, thu
U-ON
Copyright © 2019 - 2020 By
AyEm3G
Powered By Xtgem; © 2020 Xtgem Solutions, Inc.
Style dành cho Mobile

80s toys - Atari. I still have