• Ngày đăng:
30/05/2014• Bình chọn:
/
• Lượt xem: |
[E] [Xóa] Ngọn Lửa Báo Thù
_________________
đám cháy. Thân hình ông cao lớn và
mềm mại. Với mái tóc rậm như bờm
sư tử nhô ra dưới vành mũ cứu hoả,
ông hiện ra như vị thần hộ mệnh
giữa những cuộn khói lửa tua tủa
hàng ngàn cái lưỡi đỏ lòm. Đôi khi
tưởng như ông chắc đã vào cõi chết,
nơi mà không một người lính cứu lửa
nào dám bước vào, nhưng - kỳ diệu
thay! Từ chốn địa ngục ấy ông lại
xuất hiện trở ra, bình an vô sự. Với
nụ cười hiền lành và hơi bí ẩn trên
gương mặt dũng cảm, ông được rọi
sáng bởi những ánh lửa đỏ rực; rồi
sau khi hít đầy không khí vào lồng
ngực, ông lại xông vào lửa. Đồng
nghiệp ông tái mặt khi thấy ông can
đảm leo lên những tầng gác ngùn
ngụt lửa, trèo lên những ban công
đang cháy, liều lĩnh chạy len giữa
những khung thép rừng rực nóng.
Một con quỷ! Ông ấy đúng là một
con quỷ! - Đám lính cứu hoả thì
thầm với nhau, sợ hãi và kính nể
nhìn theo vị thủ trưởng của họ.
Chẳng mấy chốc ông có biệt
danh “Chịu lửa” và trở thành thần
tượng của lính cứu hoả lẫn dân
chúng thành phố, Chung quanh ông,
người ta thêu dệt nhiều chuyện,
trong đó, ông được mô tả như một
nhân vật hai mặt - là thượng đẳng
thiên sứ Mikhail, đồng thời là con
quỷ. Người ta đồn đại rất nhiều về
ông, trong đó khiếp sợ và cảm phục
xen kẽ nhau. Còn hiện nay,
Tcharnotski được coi là vị pháp sư
tốt bụng, quen biết với các thế lực
bí ẩn. Đối với mọi người, mỗi bước
chân, mỗi cử động của ông Chịu Lửa
đều chứa đựng ý nghĩa đặc biệt.
Điều khiến mọi người ngạc nhiên
hơn cả là tính chất “amiăng” của
Tcharnotski. Dường như chúng được
truyền sang quần áo ông, do đó y
phục cũng không bị cháy trong các
vụ hoả hoạn.
Hồi đầu, người ta tưởng khi chữa
cháy ông mặc bộ quần áo may bằng
loại vải đặc biệt, chịu được lửa,
nhưng hoá ra hoàn toàn không phải
vậy. Đó là những lần bị kẻng báo
động đánh thức giữa đêm đông lạnh
giá, ông vội mặc luôn bộ quần áo
đầu tiên mà ông tìm thấy ở trạm cứu
hoả, rồi khi ra khỏi lửa ông vẫn bình
yên vô sự.
Ở địa vị ông, có lẽ người khác đã
tận dụng tài năng đặc biệt ấy để
kiếm tiền, thí dụ họ sẽ làm thuật sĩ
lãng du hoặc một tay đại bịp, nhưng
đối với ông, chỉ cần mọi người quý
trọng và cảm phục là đủ. Điều duy
nhất ông tự cho phép mình là
những “thử nghiệm” vô tư trong
công việc hoặc đối với những người
quen thân khiến họ phải sững sờ.
Chẳng hạn, ông đặt trên lòng bàn
tay mấy hòn than hồng khoảng mười
lăm phút hoặc lâu hơn nữa mà
không có dấu hiệu đau đớn gì, đến
lúc ông lại vứt than vào lửa, trên tay
ông không hề có vết bỏng.
Khả năng truyền “tính chịu lửa”
của mình cho người khác cũng gây
nhiều thích thú. Chỉ cần ông cầm
tay ai, là người đó cũng “chịu lửa”
được trong một thời gian nhất định.
Một nhóm bác sĩ địa phương chú ý
đến ông, họ đề nghị ông “biểu diễn”
vài buổi với một số tiền thù lao lớn.
Tcharnotski tức giận từ chối và sau
đó, trong một thời gian dài ông đã
không “thử nghiệm” ngay cả đối với
người quen.
Người ta còn kể về ông nhiều
chuyện lý thú khác nữa. Một số lính
cứu hoả từng phục vụ dưới quyền
ông quả quyết rằng trong các đám
cháy, ông Chịu Lửa thường phân
thân ra làm hai, làm ba: họ nói
nhiều lần, họ thấy ông đồng thời ở
hai, ba chỗ nguy hiểm nhất giữa
đám lửa ngùn ngụt. Kshishtof
Slutch, đội trưởng cứu hoả, thề rằng
lần nọ, lúc đám cháy đã dịu bớt,
anh thấy tận mắt ở mé trong một
hốc bán nguyệt có ba thân hình ông
Antoni giống hệt nhau, - Chúng
nhập vào làm một, còn ông
Tcharnotski thì đang thản nhiên
xuống cầu thang.
Chẳng ai biết những lời đồn đại
ấy thật bao nhiêu và bịa bao nhiêu.
Nhưng có một điều chắc chắn -
Tcharnotski là một người khác
thường và dường như sinh ra là để
đấu tranh với hoả hoạn.
Ông đã chiến đấu thật sự và
ngày càng quyết liệt. Ông hiểu sức
mạnh của mình, năm này qua năm
khác ông hoàn thiện các phương
pháp tự vệ, tạo nên nhiều chướng
ngại trên con đường hoành hành
của lửa.
Đối với Tcharnotski, dần dần cuộc
đấu tranh ấy trở thành lý tưởng; ông
liên tục phát minh ra những phương
pháp đáng tin cậy để phòng cháy.