• Ngày đăng:
30/05/2014• Bình chọn:
/
• Lượt xem: |
[E] [Xóa] S ự Báo Thù Của Các Sinh Vật Lửa
_________________
Antoni Tcharnotski, giám đốc sở cứu
hỏa thành phố Rakshava, đặt tờ
thống kê các đám cháy sang một bên
rồi mệt mỏi nằm dài ra trên đi văng,
khoan khoái hút điếu xì gà Cuba.
Bấy giờ là khoảng hơn bốn giờ
chiều, tiết trời tháng bảy nóng nực.
Qua tấm mành buông kín, ánh
sáng ban ngày mờ mờ nhuốm vàng
căn phòng, bầu không khí oi bức
ngột ngạt như cuộn lên thành
những làn sóng vô hình. Tiếng ồn
ngoài đường phố như ngái ngủ vì
nóng nực vọng vào đều đều, trên các
ô cửa sổ, những con ruồi mệt lử bay
vo vo rời rạc và yếu ớt. Tcharnotski
phân tích các ghi chép, đối chiếu
các ngày tháng, xếp loại những tư
liệu đã tích lũy được trong nhiều
năm, rút ra các kết luận.
Ai có thể nghĩ ngợi được rằng từ
các số liệu thống kê lãnh đạm lại
hiện lên một bức tranh thú vị đến
thế, mà tất cả chỉ vì chúng được
nghiên cứu một cách có phương
pháp và cực kỳ kỹ lưỡng. Ai mà ngờ
từ những con số ngày tháng khô
khan thoạt nhìn chẳng nói lên điều
gì, lại có thể lấy ra được những kết
quả khiến người ta bàng hoàng cả
người, lại giúp ta nhận thấy trong
mớ hỗn độn các sự việc tưởng như
khó phân biệt, lặp đi lặp lại rất đơn
điệu những hiện tượng kỳ lạ đến
thế!
Nhưng để nhìn ra một điều gì
như vậy, để nắm bắt được một điều
gì như vậy cần phải có một linh cảm
đặc biệt, và thậm chí có lẽ cần cả
một cấu tạo có thể chất đặc biệt.
Hiển nhiên Tcharnotski chính là một
trong những người như thế và ông
hiểu rất rõ điều đó.
Đã nhiều năm ông nghiên cứu về
các đám cháy, tìm hiểu chúng ở
Rakshava và ở bất cứ đâu, thu nhập
hết sức cẩn thận các bài cắt ở báo
chí, lục lọi sách báo chuyên ngành,
xem nhiều bản thống kê so sánh.
Trong các cuộc nghiên cứu khác
thường, những tấm bản đồ chi tiết
hầu hết các vùng trên thế giới đã
giúp ích cho ông rất nhiều; các ngăn
tủ trong phòng thư viện của ông xếp
chặt những cuốn sách dày cộp. Ở đó
có sơ đồ các thủ đô, các thành phố
và khu dân cư với tất cả những phố,
những ngõ chằng chịt, những quảng
trường và xó xỉnh, những vườn cây
và công viên, những công trìng xây
dựng, nhà thờ và nhà cửa, tóm lại,
đó là những sơ đồ vẽ rất tỉ mỉ: bất
kỳ ai dù mới đến lần đầu, dựa vào
bảng hướng dẫn ấy cũng dễ dàng
định hướng được, như thể đó là
thành phố quê hương vậy. Các sơ đồ
ấy đều được đánh số cẩn thận, được
sắp xếp theo từng huyện, từng vùng,
saÜn sàng phục vụ: chủ nhân chỉ
cần đưa tay ra là những tờ trình
vuông và hình chữ nhật, bằng vải,
bằng ni lông hay bằng giấy cung cấp
ngay mọi chi tiết muốn tìm.
Tcharnotski cắm cúi hàng giờ
trên các tấm bản đồ, nghiên cứu và
so sánh cách sắp xếp nhà cửa và
đường phố cảu những thành phố
khác nhau.
Công việc ấy cực kỳ tỉ mẩn, đòi
hỏi một sự kiên nhẫn ghê gớm.
Không phải bao giờ các kết luận
cũng tự nhiên bật ra, nhiều khi phải
chờ đợi rất lâu mới tóm được một kế
quả nào đó. Nhưng Tcharnotski bấu
chặt như con ve, con bọ chét. Hễ
thấy một chi tiết ngờ ngợ, là ông
bám riết ngay lấy, rồi không cho
phép mình nghỉ ngơi trì hoãn, sớm
muộn ông cũng tìm ra được những
khâu trước đó hoặc những câu tiếp
theo.
Sau nhiều năm gian khổ, ông đã
có được những “tấm bản đồ hỏa
hoạn” đặc biệt, ngoài ra, ông còn có
được cái gọi là những “biến thể của
các đám cháy”. Trên các tấm bản đồ
có đánh dấu những nơi, những công
trình xây dựng và nhà cửa, từng bị
hỏa hoạn, bất kể thiệt hại không
đáng kể hay là bị thiêu rụi hoàn
toàn. Còn trên những bản vẻ gọi là
“biến thể các đám cháy” thì ghi lại
những thay đổi diễn ra trong quy
hoạch xây dựng sau vụ hỏa hoạn;
tất cả mọi thay đổi, dù nhỏ nhất,
đều được ghi lại cẩn thận.
So sánh các tấm bản đồ hai loại
kể trên, dần dần Tcharnotski đi đến
những kết luận lý thú. Nếu nối
những điểm xảy ra hỏa hoạn ở một
vùng nào đó, thì trong tám mươi
phần trăm các trường hợp, sẽ hiện
lên đường viền những sinh vật kỳ lạ,
đôi khi chúng giống như những đứa
trẻ quái thai, nhưng thường thường,
đó là hình những con thú nhỏ thú
vị, những con vượn cáo đuôi dài
xoắn vặn rất ngộ, những con sóc